srike-wef.org

Kiến thức hay mỗi ngày

[Giải đáp thắc mắc] Ai là người tìm ra châu Mỹ?

Châu Mỹ hay còn gọi là “thế giới mới” là một châu lục mới được phát hiện từ cuộc thám hiểu vào năm 1492. Hiện nay ít người biết đến ai là người tìm ra châu Mỹ và cũng là người lần đầu tiên đặt chân tới châu Mỹ. Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng strike-wef đi vào tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Ai là người tìm ra châu Mỹ?

Columbus là người đã tìm ra châu Mỹ

Theo nhiều tài liệu đưa ra thì người đầu tiên tìm ra châu Mỹ chính là Cristoforo Colombo. Colombo được biết đến là một nhà hàng hải nổi tiếng người Ý với đam mê khám phá những vùng đất mới lạ.  Ông đã khám phá ra “thế giới mới” vượt qua Đại Tây Dương trên ba con thuyền Nina, Pinta và Santa Maria. Và sau này ông đã được tôn vinh bằng cách mỗi tháng 10 trong ngày Colombo trở thành ngày lễ quốc gia mang tên ông.

Sau này chủ đề này gây tranh cãi khi mà có nhiều tài liệu ghi chép rằng cách ông đối xử với người bản địa da đỏ quá tàn bạo. Và nhiều chứng cứ cho rằng Colombo không phải là người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ. Trước khi ông đặt chân đến châu Mỹ thì đã có nhiều người bản địa sinh sống tại đây và người châu Âu đầu tiên tới vùng đất này không phải ông mà là nhà thám hiểm người Na Uy tên Leif Eriksson, người đến trước Columbus 5 thế kỷ.

Cho đến ngày nay vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến việc phát hiện ra châu lục mới của Colombo hay những tội ác diệt chủng mà ông làm với người bản địa mặc dù chưa có nhà sử học nào tìm thấy bằng chứng. 

II. Christopher Colombo – Người luôn khao khát khám phá Thế giới

Columbus – một nhà thám hiểm nhiều khát vọng

Khi nhắc đến ai là người tìm ra châu Mỹ người ta vẫn thường nhắc đến Christopher Colombo. Được biết ông sinh ngày 31/10/1451 và mất năm 20/5/1506 là một nhà hàng hải nổi tiếng người Ý. Tuy nhiên ông lại là một niềm tự hào với Tây Ban Nha khi ông được tài trợ bởi vua Tây Ban Nha Ferdinand II và Nữ hoàng Isabella khi đã mạo hiểm khám phá và viết nhiều trang sử hào hùng cho lịch sử hàng hải Tây Ban Nha và thế giới.

Nhiều tài liệu ghi lại ông sinh ở Genova, Ý nhưng đến năm 1476 ông sinh sống tại Bồ Đào Nha sau đó ông lại qua đời tại Tây Ban Nha.

Thời niên thiếu ông là một người rất trầm lặng và sùng đạo. Cũng giống như các thanh niên khác tại xứ Genova ông có cơ hội theo các thuyền đánh cá và ông luôn có một đam mê được khám phá các miền đất mới. Vì thế ông đã không ngừng học hỏi và tìm hiểu về ngành hàng hải. 

Thời bấy giờ sự cạnh tranh kinh tế ở châu Âu rất khốc liệt các quốc gia đều có tham vọng tìm ra con đường vận chuyển hàng hải nhanh và mới. Và lúc đó theo dòng chảy này Colombo đã nuôi mộng tìm ra một con đường ngắn hơn xuyên qua Đại Tây Dương. 

III. Hành trình tìm ra châu Mỹ

Rất nhiều bạn thắc mắc về cuộc hành trình khám phá châu Mỹ của Colombo như thế nào vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Theo như nhiều sách báo để lại hành trình tìm ra châu Mỹ của Colombo có 4 giai đoạn như sau:

1. Chuyến đi đầu tiên

Chuyến đi đầu tiên đã tìm được đảo Brahams hiện nay

Sau khi nhận sự tài trợ của Nữ hoàng Isabella ông đã bắt đầu chuyến đi mà chưa từng có trong lịch sử. Ông bắt đầu ra khơi ngày 3 tháng 8 năm 1492 với ba con tàu Pinta, Nina và Santa Maria cùng 104 người đàn ông.

Mục đích của chuyến thám hiểm lần này là châu Á đặc biệt là Ấn Ðộ và Trung Hoa – nơi màu mỡ về các loại vàng bạc, đá quý. Tuy nhiên chuyến đi này của Columbus nhiều hơn dự tính khi họ liên tục lênh đênh trên biển. 

Những người trong đoàn lo lắng và khuyên ông nếu hai ngày không thấy đất liền buộc phải quay lại và đúng hai ngày sau vào lúc 2 giờ sáng ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng hiện nay.

Sau đó Columbus đã đặt cho những thổ dân đầu tiên trên đảo là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá ra chính là đảo Cuba và đảo Haiti hiện nay.

Tháng 3/1493, Columbus và những người thủy thủ trở về Tây Ban Nha. Columbus được vua phong làm phó vương và có quyền cai trị các thuộc địa ở Tân Lục Địa.

2. Chuyến đi thứ hai

Với mong muốn thiết lập các thuộc địa dưới danh nghĩa của Tây Ban Nha và sau sự thành công của chuyến đi thứ nhất, Columbus lại lên đường về phía tây vào ngày 23 tháng 9 năm 1493, với 17 tàu và 1.200 người. 

Vào ngày 3 tháng 11, các thành viên phi hành đoàn đã nhìn thấy đất liền và tìm thấy thêm ba hòn đảo: Dominica, Guadeloupe và Jamaica. Những hòn đảo này mà Columbus đã nghĩ rằng những hòn đảo ở ngoài khơi Nhật Bản.

Nhằm khẳng định chủ quyền, ông quyết định để 40 người ở lại đảo để thành lập một thuộc địa.

Sau lần thám hiểm này ông được mọi người chào đón nồng nhiệt được phong tước Đô đóc của Đại dương cai quản vùng đất Ấn Độ.

3. Chuyến đi thứ ba

Chuyến đi thứ ba của Columbus bắt đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 1498 và đi theo một lộ trình về phía nam. Vẫn theo tư tưởng của chuyến đi trước ông vẫn đang tìm kiếm Trung Quốc, Columbus đã tìm thấy Trinidad và Tobago, Grenada, và Margarita.

Vào ngày 31 tháng 7, ông cũng đến được lục địa Nam Mỹ. Vào ngày 31 tháng 8, ông quay trở lại Hispaniola và tìm thấy thuộc địa Santo Domingo ở đó trong tình trạng lộn xộn.

4. Chuyến đi thứ tư – chuyến đi cuối cùng

Chuyến đi cuối cùng của Columbus với nhiều vất vả hơn

Tháng 10/1501, Columbus chuẩn bị thực hiện một chuyến đi sang châu Mỹ lần thứ tư vẫn với tham vọng khám phá châu Á vùng đất màu mỡ bấy giờ. Ông đã mua 4 chiếc thuyền có trọng tải từ 50-60 tấn sau đó chọn 146 đội viên viễn chinh. 

Ngày 9/5/1502, đoàn thuyền của Columbus bắt đầu lên đường tại cảng Cadiz.

Ngày 25/5/1502, Columbus từ quần đảo Canary bắt đầu vượt biển Đại Tây Dương. Ngày 15/6, ông phát hiện được đảo Martinique.

Mấy hôm sau, ông cho đoàn thuyền đi thẳng tới Santo Domingo (nay là Thủ đô nước Cộng hòa Dominica). Tuy nhiên, Tổng đốc Domingo bấy giờ là Nicolas không cho Columbus lên bờ. Ông phải tiếp tục đi về hướng Tây đến cảng Puerto Hermoso để tránh một cơn bão.

Sau khi gặp phải nhiều vấn đề tại đây, Columbus đã lên đường đến Tây Ban Nha vào ngày 7 tháng 11 năm 1504. 

Và có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao Columbus là người tìm ra châu Mỹ nhưng lại không được đặt theo tên của ông? Theo như nhiều sử sách để lại thì Vespucci cũng đã đi tới Thế giới mới vào năm 1499 vào quay lại đó lần nữa vào năm 1502. Tuy nhiên so với Columbus thì  là Vespucci biết nơi mình khám phá ra là châu Mỹ chứ không phải là châu Á như Columbus vẫn nghĩ. Ông đã ghi chép lại vào nhật ký của mình cũng như đặt tên cho vùng đất này là New World.

Vì thế Columbus phải ngậm ngùi rằng tên mình không được xuất hiện trên bản đồ thế giới với tên của lục địa mới.

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về ai là người tìm ra châu Mỹ được rất nhiều người thắc mắc và tìm hiểu. Hy vọng qua những kiến thức này bạn đã có thêm nhiều kiến thức về các lục địa của thế giới. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Cùng cập nhật chuyên mục Là gì để biết thêm nhiều thông tin thú vị trong cuộc sống nữa nhé!