srike-wef.org

Kiến thức hay mỗi ngày

[Kiến thức khoa học] Nhóm máu nào hiếm nhất? BẠN ĐÃ BIẾT?

Đời sống

Bạn thường nghe đến những nhóm máu như A, B, O, AB và nhóm máu quyết định nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Bên cạnh đó nhóm máu còn được quyết định bởi sự có mặt của một loại protein hay còn gọi là kháng nguyên D của yếu tố Rh. Và chính yếu tố này quyết định đến nhóm máu hiếm của con người. Vậy bạn đã biết nhóm máu nào hiếm nhất? Cùng strike-wef.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Nhóm máu là gì?

Đầu tiên để biết xem thế giới hiện nay nhóm máu nào hiếm nhất chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhóm máu là gì và nếu bạn nắm rõ được nhóm máu nào sẽ giúp ích trong việc chữa bệnh sau này.

Máu chứa các kháng nguyên bao phủ bề mặt của tế bào hồng cầu và các kháng nguyên này là nguyên nhân quan trọng trong việc xác định nhóm máu để trao đổi máu khi chúng ta cần máu. 

Nhóm máu được tạo bởi kháng nguyên và hồng cầu

Mỗi một giọt máu lại chứa các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể và có cả các kháng nguyên mà kháng nguyên chính là các protein nằm trên bề mặt hồng cầu. Và các nhà khoa học dựa vào những kháng nguyên này mà xác định nhóm máu trong cơ thể con người.

Hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra ít nhất 33 hệ thống nhóm máu nhưng thực tế chỉ có hai hệ thống được sử dụng rộng rãi. Đó chính là nhóm máu ABO Rh-dương tính/ Rh- âm tính. Hai nhóm này kết hợp với nhau tạo thành 8 nhóm máu cơ bản đó là:

  • A (-): Có kháng nguyên A, không có Rh
  • A (+): Có kháng nguyên A và Rh
  • B (-): Có kháng nguyên B, không có Rh
  • B (+): Có kháng nguyên B và Rh
  • O (-): Không có cả kháng nguyên A, B và Rh
  • O (+): Không có kháng nguyên A, B nhưng có Rh
  • AB (-): Có kháng nguyên A và B, không có Rh
  • AB (+): Có cả kháng nguyên A, B và Rh.

Vậy nhóm máu được quyết định từ đâu? Bạn được thừa hưởng nhóm máu từ cha mẹ truyền lại tương tự màu tóc hay màu mắt. Di truyền sẽ quyết định bạn có mang nhóm máu hiếm hay không. 

II. Nhóm máu có ý nghĩa như thế nào?

Nhóm máu đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của con người. Hệ thống miễn dịch chứa chất bảo vệ hay còn gọi là kháng thể sẽ giúp cơ thể chúng ta chống lại các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như virus mà hệ thống miễn dịch không nhận ra và các kháng thể cũng sẽ tấn công các kháng nguyên không có trong nhóm máu của bạn vì thế mà bạn phải biết nhóm máu của mình để hiểu rõ nguyên tắc nhận máu hay cho máu.

Để dễ hiểu chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ như sau:

Nếu bạn nhóm máu B nhận nhóm máu A để truyền máu lúc này các kháng thể trong cơ thể bạn sẽ tiêu diệt kháng nguyên A điều này rất nguy hiểm đến tính mạng của bạn vì thế có nhiều trường hợp nguy cấp thiếu máu nhưng lại có nhiều máu không có để nhận. 

Một số quy tắc cho và nhận máu của nhóm máu phổ biến

Và dưới đây là nguyên tắc nhận cho máu bạn cần biết:

  • Nhóm máu A: Những người mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB còn nhóm máu A có thể nhận được từ nhóm máu O.
  • Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB và nhận từ nhóm máu O.
  • Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên nhóm máu AB chỉ có thể hiến cho người có nhóm máu AB.
  • Nhóm máu O: Đây là nhóm máu chỉ nhận từ nhóm máu O và cho bất cứ nhóm máu nào.
  • Nhóm máu Rh (D): Hầu hết mọi người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+. Những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh- (Rh D âm). Và ở Việt Nam có đến 99,96% thuộc nhóm máu Rh+ và nhóm máu Rh- chính là nhóm máu hiếm.

III. Vậy nhóm máu nào là nhóm máu hiếm?

Nhóm máu nào hiếm nhất? Chính là Rh-

Biết về nhóm máu nào hiếm nhất sẽ giúp ích được bạn khi cần truyền máu để điều trị một số bệnh khi thiếu máu. Vậy theo Viện huyết học – Truyền máu Trung ương thì nhóm máu tại Việt Nam có tỷ lệ như sau:

  • Nhóm máu O: 42,1%
  • Nhóm máu B: 30,1%
  • Nhóm máu A: 21,2%
  • Nhóm máu AB: 6,6%
  • Nhóm máu Rh+: chiếm 99,96% dân số 
  • Nhóm máu Rh-: 0,04% – 0,07%

Vậy theo như trên thì nhóm máu AB- chính là nhóm máu hiếm nhất. Và nhóm máu O chính là nhóm máu phổ biến nhất trong toàn bộ dân số.

Và các quần thể khác nhau thì sẽ có tỷ lệ nhóm máu khác nhau. Ví dụ như ở Ấn Độ thì nhóm máu phổ biến nhất là B+ trong khi đó ở Đan Mạch thì A+ lại là nhóm máu phổ biến nhất. 

Và đâu là những nhóm máu nào hiếm nhất trên thế giới?

Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học thì trên thế giới hiện nay có 4 nhóm máu hiếm nhất đó là:

  • Rh-Null: Là nhóm máu không chứa kháng nguyên trong hệ Rh nên nó rất hiếm và đến nay chỉ ghi nhận 43 người sở hữu nhóm máu này. Vì không chứa kháng nguyên nên nó có thể truyền cho tất cả các nhóm máu trên thế giới kể cả nhóm Rh- thuộc nhóm máu cực hiếm. Và nhóm máu này chỉ có thể nhận máu từ nhóm Rh- Null.
  • Nhóm máu Bombay: Nhóm máu này thiếu các kháng nguyên A, B và H hay còn gọi là nhóm máu hh. Nhóm máu này chỉ có thể nhận từ nhóm Bombay khác và truyền được nhóm máu bất kì thuộc hệ A, B, O.

Nhóm máu Bombay là nhóm máu thiếu kháng nguyên

  • Máu The Lu(ab-) hoặc Lutheran: Nhóm máu này được phát hiện đầu tiên vào năm 1945 thuộc nhóm máu vô cùng hiếm chỉ chiếm tỉ lệ 1 trong 3000 người.
  • Máu Rh-: Nhóm máu này thuộc nhóm máu hiếm trong những nhóm máu phổ biến hiện nay. 

IV. Mang máu hiếm có ảnh hưởng gì không?

Những người thuộc nhóm máu Rh- thì sẽ gặp một số vấn đề nguy hiểm hơn so với một số nhóm máu khác như:

  • Gặp phải rủi ro khi thiếu máu thì sẽ không có sẵn nhóm máu này để cấp cứu vì thế có nhiều trường hợp chết do mất máu quá nhiều mà không có sẵn để truyền.
  • Những phụ nữ có nhóm máu Rh-, đã mang thai có nhóm máu Rh+ thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu nhóm Rh+ đầu tiên.

Vì thế nhóm máu hiếm là một trong những yếu tố rất nguy hiểm khi xảy ra bệnh tật hay thiếu máu chính vì vậy nắm được nhóm máu là vấn đề rất quan trọng trong các tình huống này.

V. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về nhóm máu nào hiếm nhất được rất nhiều bạn thắc mắc và tìm hiểu. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bạn trong cuộc sống cũng như trang bị những kiến thức cho sức khỏe bản thân. Bạn nhóm máu nào có phải nhóm máu hiếm không? Hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé!